KHAI MẠC THÁNG VĂN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI HUNGARY
- Thứ ba - 03/10/2017 00:56
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Lần đầu tiên, một hoạt động văn hóa Phật giáo quan trọng đã được cộng đồng người Việt Nam tại Hungary đã được tiến hành và kết hợp với một cơ sở giáo dục và đào tạo về Phật học của nước bạn.
Mang tên “Tháng Văn hóa Phật giáo Việt Nam”, sự kiện nói trên được khai mạc tại hội trường chính của Trường Cao đẳng Phật giáo Pháp Môn Hungary (Tan Kapuja Buddhista Főiskola) chiều hôm 1-10-2017, và sẽ còn kéo dài tới 29-10.
Đây là chuỗi hoạt động do Hội Phật tử Việt Nam - Trung tâm Văn hóa Phật giáo Việt Nam tại Hungary đồng tổ chức với Trường Trường Cao đẳng Phật giáo Pháp Môn, với nhiều nội dung như chiếu phim, giới thiệu ẩm thực chay Viêt Nam, thiền trà, trình bày thư pháp, giới thiệu văn thơ Việt - Hung.
Cũng trong khuôn khổ Tháng Văn hóa Phật giáo Việt Nam, sẽ diễn ra những trao đổi về Phật Pháp giữa các học giả, nhà nghiên cứu Phật giáo Việt Nam và Hungary, chẳng hạn tọa đàm về “Kinh Bát Nhã” thông qua bản dịch mới nhất của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Lễ khai mạc hôm 1-10 thu hút gần 100 Phật tử và những người Việt, Hung mến mộ đạo Phật. Ông Nguyễn Đức Dương, Tham tán, Trưởng ban Công tác Cộng đồng ĐSQ, cùng đại diện các Hội, Đoàn người Việt đang sống học tập, làm việc tại Hungary cũng có mặt tại sự kiện.
Cử tọa đã hoan hỉ cung nghinh sự hiện diện của Hòa thượng Thích Thiện Bảo, Phó trưởng Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Cố vấn Giáo Thọ sư Hội Phật tử Việt Nam tại Hungary, TS. Jelen János, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Phật giáo Pháp Môn, ông Dobosy Antal, Ủy viên Hội đồng Giáo Hội Phật giáo Pháp Môn, Giáo chủ Giáo phái ZEN.
Thay mặt cho đông đảo Phật tử Hungary, ông Dobosy Antal đã cảm ơn và bày tỏ sự vui mừng lần đầu tiên ở Budapest, người Hung có duyên may được biết và tìm hiểu về truyền thống văn hóa đạo Phật ở Viêt Nam thông qua các chương trình rất phong phú.
Theo ông, tháng Văn hóa Phật giáo Việt Nam là bước mở đầu mang ý nghĩa lớn của quá trình hợp tác giữa hai tổ chức Phật giáo Hung-Việt, tăng cường nối kết giữa hai nền văn hóa khác nhau để đôi bên có thể hiểu nhau hơn trong tinh thần hòa hợp, cùng nhau chia sẻ những phương pháp tu tập trên con đường giải thoát.
Tiếp đó, Hòa thượng Thích Thiện Bảo đã giới thiệu khái quát về đạo Bụt (đạo Phật mang sắc thái Việt Nam), cũng như về nhu cầu tín ngưỡng và những cố gắng của cộng đồng người Việt đã kiến tạo ngôi chùa Tuệ Giác, lập lên Hội Phật tử và luôn nỗ lực gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Phật giáo ở Hungary.
Thay mặt Hội Phật tử Việt Nam tại Hungary, Hòa thượng đã dâng tặng Thư viện Trường bộ “Đại Tặng Kinh Nam Truyền” gồm 13 tập. 100 ấn bản tiếng Hung cuốn sách “An lạc từng bước chân” của Thiền sư Thich Nhất Hạnh vừa được dịch giả Phan Anh Sơn in xong nhân dịp này (*) cũng được tặng Trường.
Lễ khai mạc thêm phần lôi cuốn bởi các chương trình biểu diễn nghệ thuật (đàn bầu, đàn tranh, sáo...) với các làn điệu múa nón, trình diễn áo dài... của các nghệ sĩ trong cộng đồng. Cảnh sắc hùng vĩ của đất nước Việt Nam cũng được giới thiệu tới bè bạn nước ngoài qua bộ phim ngắn “Việt Nam từ trên cao”.
Kết thúc buổi lễ, cử tọa đã cùng nhau thưởng thức hương vị các món chay đặc trưng thuần Việt trong đời sống đạo Bụt.
(*) “Béke minden lépésben”.
Đây là chuỗi hoạt động do Hội Phật tử Việt Nam - Trung tâm Văn hóa Phật giáo Việt Nam tại Hungary đồng tổ chức với Trường Trường Cao đẳng Phật giáo Pháp Môn, với nhiều nội dung như chiếu phim, giới thiệu ẩm thực chay Viêt Nam, thiền trà, trình bày thư pháp, giới thiệu văn thơ Việt - Hung.
Cũng trong khuôn khổ Tháng Văn hóa Phật giáo Việt Nam, sẽ diễn ra những trao đổi về Phật Pháp giữa các học giả, nhà nghiên cứu Phật giáo Việt Nam và Hungary, chẳng hạn tọa đàm về “Kinh Bát Nhã” thông qua bản dịch mới nhất của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Lễ khai mạc hôm 1-10 thu hút gần 100 Phật tử và những người Việt, Hung mến mộ đạo Phật. Ông Nguyễn Đức Dương, Tham tán, Trưởng ban Công tác Cộng đồng ĐSQ, cùng đại diện các Hội, Đoàn người Việt đang sống học tập, làm việc tại Hungary cũng có mặt tại sự kiện.
Cử tọa đã hoan hỉ cung nghinh sự hiện diện của Hòa thượng Thích Thiện Bảo, Phó trưởng Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Cố vấn Giáo Thọ sư Hội Phật tử Việt Nam tại Hungary, TS. Jelen János, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Phật giáo Pháp Môn, ông Dobosy Antal, Ủy viên Hội đồng Giáo Hội Phật giáo Pháp Môn, Giáo chủ Giáo phái ZEN.
Thay mặt cho đông đảo Phật tử Hungary, ông Dobosy Antal đã cảm ơn và bày tỏ sự vui mừng lần đầu tiên ở Budapest, người Hung có duyên may được biết và tìm hiểu về truyền thống văn hóa đạo Phật ở Viêt Nam thông qua các chương trình rất phong phú.
Theo ông, tháng Văn hóa Phật giáo Việt Nam là bước mở đầu mang ý nghĩa lớn của quá trình hợp tác giữa hai tổ chức Phật giáo Hung-Việt, tăng cường nối kết giữa hai nền văn hóa khác nhau để đôi bên có thể hiểu nhau hơn trong tinh thần hòa hợp, cùng nhau chia sẻ những phương pháp tu tập trên con đường giải thoát.
Tiếp đó, Hòa thượng Thích Thiện Bảo đã giới thiệu khái quát về đạo Bụt (đạo Phật mang sắc thái Việt Nam), cũng như về nhu cầu tín ngưỡng và những cố gắng của cộng đồng người Việt đã kiến tạo ngôi chùa Tuệ Giác, lập lên Hội Phật tử và luôn nỗ lực gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Phật giáo ở Hungary.
Thay mặt Hội Phật tử Việt Nam tại Hungary, Hòa thượng đã dâng tặng Thư viện Trường bộ “Đại Tặng Kinh Nam Truyền” gồm 13 tập. 100 ấn bản tiếng Hung cuốn sách “An lạc từng bước chân” của Thiền sư Thich Nhất Hạnh vừa được dịch giả Phan Anh Sơn in xong nhân dịp này (*) cũng được tặng Trường.
Lễ khai mạc thêm phần lôi cuốn bởi các chương trình biểu diễn nghệ thuật (đàn bầu, đàn tranh, sáo...) với các làn điệu múa nón, trình diễn áo dài... của các nghệ sĩ trong cộng đồng. Cảnh sắc hùng vĩ của đất nước Việt Nam cũng được giới thiệu tới bè bạn nước ngoài qua bộ phim ngắn “Việt Nam từ trên cao”.
Kết thúc buổi lễ, cử tọa đã cùng nhau thưởng thức hương vị các món chay đặc trưng thuần Việt trong đời sống đạo Bụt.
(*) “Béke minden lépésben”.