HUNGARY TUYÊN ÁN 36 NĂM TÙ CHO CÁC BỊ CÁO GỐC VIỆT NAM
- Chủ nhật - 22/07/2012 23:09
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trung tuần tháng 7-2012, Tòa án Trung tâm cấp Quận Khu vực Pest - trên cương vị tòa sơ thẩm - đã tuyên án trong vụ án xét xử một nhóm người gốc Việt Nam đưa dân nhập cư bất hợp pháp qua Anh Quốc.
Nhân viên của Cục Điều tra Quốc gia Hungary trong kỳ phá án - Ảnh: Sở Cảnh sát Quốc gia Hungary (ORFK)
Theo tin từ báo chí Hungary, 8 trong số 11 bị cáo đã phải nhận tổng cộng 36 năm tù (chủ yếu là tù giam) và bị phạt tiền vì các tội danh đưa người bất hợp pháp một cách có tổ chức và giả mạo giấy tờ.
Cụ thể, trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 9-2008, sử dụng giấy thông hành của các công dân Hungary, băng đảng nói trên đã đưa nhiều người di dân từ Hungary qua Anh Quốc, đa phần theo đường Áo, đôi lúc theo đường Ireland, Bắc Ireland và Scotland, với giá 5.000-6.000 Euro.
Mạng index.hu cho hay, trong số các bị cáo, nhiều người có bằng cấp (bác sĩ, kỹ sư điện tử, cử nhân toán và kinh tế), đa phần đã tốt nghiệp tại các trường đại học Hungary từ trước năm 1990 và sau đó định cư tại đây.
Băng đảng này có hai thành viên bị coi là tái phạm, một trong hai bị cáo đó cũng đã bị ra tòa năm 2006 vì tội danh đưa người bất hợp pháp.
Bản án nặng nhất - 8 năm tù cấm cố và 6 triệu Ft tiền phạt - đã được tuyên cho bị cáo thứ bảy trong phiên tòa. Trong số 8 bị cáo bị kết tội, có hai bị cáo hiện đang lẩn trốn - một trong hai người là bị cáo thứ nhất, chịu án 7 năm tù cấm cố và 5 triệu Ft tiền phạt.
Tòa sơ thẩm cũng kết luận bị cáo thứ chín, anh Phạm Ngọc Chu - một doanh nhân thành đạt, hiện giữ chức Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Hungary và thành viên Ủy ban Olympic Quốc gia Hungary - là vô tội.
Là chủ và Giám đốc Công ty TNHH Limexport - một chuỗi siêu thị lớn tại Hungary - anh Chu từng bị cáo buộc là đã để nhóm tội phạm trên sử dụng hộ chiếu đưa một người di dân bất hợp pháp qua London theo tuyến Venice-Dublin-Belfast vào năm 2008.
Phán quyết đã có hiệu lực pháp luật của tòa sơ thẩm khẳng định, không chứng tỏ được rằng anh Phạm Ngọc Chu có biết về việc hộ chiếu của mình đã bị sử dụng một cách phi pháp.
Trao đổi với mạng index.hu, anh Chu cho biết: trong thực tế, anh đã đánh mất chiếc hộ chiếu này cùng nhiều giấy tờ khác trong chiếc xe hơi của mình từ năm 2007 và đã trình báo cảnh sát.
Đường dây đưa người nói trên có chân rết tại nhiều nước Châu Âu và bị phát hiện, triệt phá vào tháng 4 năm ngoái thông qua nỗ lực chung của cảnh sát Châu Âu. Tại Hungary, đơn vị phá án là Phòng chuyên trách các vụ việc di dân nổi bật thuộc Vụ chống tội phạm có tổ chức (Cục Ðiều tra Quốc gia).
Đây là cơ quan được nước này cử tham gia VOIC (Tổ chức Tội phạm Di dân Có tổ chức của Việt Nam), dự án hợp tác giữa Cảnh sát Quốc tế Interpol và cơ quan an ninh của nhiều nước Châu Âu nhằm theo dõi và giám sát các đường dây đưa người Việt Nam liên quan tới một số quốc gia như Hungary, Cộng hòa Czech, Ba Lan, Slovakia, Anh, Pháp và Đức.
Phó Giám đốc Cơ quan chuyên trách tội phạm nghiêm trọng và có tổ chức của Anh (SOCA), ông André Baker, cho hay: sở dĩ Vương quốc Anh được coi là một “điểm đến” đầy hứa hẹn của người di dân bất hợp pháp Việt Nam là vì, một người Việt trồng cần sa, trong một năm tại Anh có thể kiếm được khoản tiền mà 10 đồng hương của họ phải làm trong 10 năm trời tại quê hương.
Theo con số được công bố vào tháng 4-2011 tại hội thảo quốc tế chống nạn buôn người và trồng cần sa trên diện rộng (diễn ra ở Budapest, thủ đô Hungary), riêng ở Vương quốc Anh ước tính có tới 35.000 người Việt đang nhập cư bất hợp pháp.
Ông André Baker cho hay: người nhập cư bất hợp pháp có khi phải trả số tiền lên tới 21.500 Euro để được đưa vào Châu Âu - những ai không có khả năng trả đủ khoản tiền lớn đó thường bị cưỡng bức lao động (đa phần tại các trại trồng cần sa) để trả nợ dần.
(*) Bản tin đã trích đăng trên “Tuổi Trẻ”.
Cụ thể, trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 9-2008, sử dụng giấy thông hành của các công dân Hungary, băng đảng nói trên đã đưa nhiều người di dân từ Hungary qua Anh Quốc, đa phần theo đường Áo, đôi lúc theo đường Ireland, Bắc Ireland và Scotland, với giá 5.000-6.000 Euro.
Mạng index.hu cho hay, trong số các bị cáo, nhiều người có bằng cấp (bác sĩ, kỹ sư điện tử, cử nhân toán và kinh tế), đa phần đã tốt nghiệp tại các trường đại học Hungary từ trước năm 1990 và sau đó định cư tại đây.
Băng đảng này có hai thành viên bị coi là tái phạm, một trong hai bị cáo đó cũng đã bị ra tòa năm 2006 vì tội danh đưa người bất hợp pháp.
Bản án nặng nhất - 8 năm tù cấm cố và 6 triệu Ft tiền phạt - đã được tuyên cho bị cáo thứ bảy trong phiên tòa. Trong số 8 bị cáo bị kết tội, có hai bị cáo hiện đang lẩn trốn - một trong hai người là bị cáo thứ nhất, chịu án 7 năm tù cấm cố và 5 triệu Ft tiền phạt.
Tòa sơ thẩm cũng kết luận bị cáo thứ chín, anh Phạm Ngọc Chu - một doanh nhân thành đạt, hiện giữ chức Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Hungary và thành viên Ủy ban Olympic Quốc gia Hungary - là vô tội.
Là chủ và Giám đốc Công ty TNHH Limexport - một chuỗi siêu thị lớn tại Hungary - anh Chu từng bị cáo buộc là đã để nhóm tội phạm trên sử dụng hộ chiếu đưa một người di dân bất hợp pháp qua London theo tuyến Venice-Dublin-Belfast vào năm 2008.
Phán quyết đã có hiệu lực pháp luật của tòa sơ thẩm khẳng định, không chứng tỏ được rằng anh Phạm Ngọc Chu có biết về việc hộ chiếu của mình đã bị sử dụng một cách phi pháp.
Trao đổi với mạng index.hu, anh Chu cho biết: trong thực tế, anh đã đánh mất chiếc hộ chiếu này cùng nhiều giấy tờ khác trong chiếc xe hơi của mình từ năm 2007 và đã trình báo cảnh sát.
Đường dây đưa người nói trên có chân rết tại nhiều nước Châu Âu và bị phát hiện, triệt phá vào tháng 4 năm ngoái thông qua nỗ lực chung của cảnh sát Châu Âu. Tại Hungary, đơn vị phá án là Phòng chuyên trách các vụ việc di dân nổi bật thuộc Vụ chống tội phạm có tổ chức (Cục Ðiều tra Quốc gia).
Đây là cơ quan được nước này cử tham gia VOIC (Tổ chức Tội phạm Di dân Có tổ chức của Việt Nam), dự án hợp tác giữa Cảnh sát Quốc tế Interpol và cơ quan an ninh của nhiều nước Châu Âu nhằm theo dõi và giám sát các đường dây đưa người Việt Nam liên quan tới một số quốc gia như Hungary, Cộng hòa Czech, Ba Lan, Slovakia, Anh, Pháp và Đức.
Phó Giám đốc Cơ quan chuyên trách tội phạm nghiêm trọng và có tổ chức của Anh (SOCA), ông André Baker, cho hay: sở dĩ Vương quốc Anh được coi là một “điểm đến” đầy hứa hẹn của người di dân bất hợp pháp Việt Nam là vì, một người Việt trồng cần sa, trong một năm tại Anh có thể kiếm được khoản tiền mà 10 đồng hương của họ phải làm trong 10 năm trời tại quê hương.
Theo con số được công bố vào tháng 4-2011 tại hội thảo quốc tế chống nạn buôn người và trồng cần sa trên diện rộng (diễn ra ở Budapest, thủ đô Hungary), riêng ở Vương quốc Anh ước tính có tới 35.000 người Việt đang nhập cư bất hợp pháp.
Ông André Baker cho hay: người nhập cư bất hợp pháp có khi phải trả số tiền lên tới 21.500 Euro để được đưa vào Châu Âu - những ai không có khả năng trả đủ khoản tiền lớn đó thường bị cưỡng bức lao động (đa phần tại các trại trồng cần sa) để trả nợ dần.
(*) Bản tin đã trích đăng trên “Tuổi Trẻ”.