HUNGARY THẮT CHẶT NHẬP CƯ, NGƯỜI VIỆT SỐNG RA SAO?
- Thứ năm - 27/10/2016 13:58
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thời gian vừa qua, vấn đề thời sự nổi bật của Hungary là làn sóng bài người tỵ nạn và cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề phân bổ hạn ngạch tiếp nhận di dân do Liên Hiệp Châu Âu đề xuất. Mặc dù kết quả cuộc trưng cầu dân ý không hợp lệ, do tỷ lệ người dân bỏ phiếu thấp hơn quy định, nhưng Thủ tướng Viktor Orban vẫn đề xuất sửa đổi Hiến pháp theo hướng phản đối tiếp nhận người tỵ nạn.
Đài RFI (Quốc tế Pháp quốc) đã có một trao đổi về việc Hungary thắt chặt tỵ nạn, và sự liên quan tới cộng đồng Việt Nam tại nước này.
- Với chủ trương thắt chặt chính sách tiếp nhận người nhập cư của cánh hữu Hungary thì cộng đồng người Việt có bị ảnh hưởng gì không?
Thật ra chính sách nhập cư của Hungary xưa nay vẫn được coi là rất khắc nghiệt so với các quốc gia khác trong vùng Đông - Trung Âu. Xin thị thực nhập cảnh Hungary rất khó khăn, thủ tục nhiêu khê, chồng chéo. Người ngoại quốc sinh sống và làm việc tại Hungary, mỗi khi gia hạn giấy tờ cư trú, cũng phải đáp ứng nhiều yêu cầu nghiêm ngặt, và đặc biệt là những điều kiện về nhà cửa, thu nhập, thuế khóa... rất ngặt nghèo.
Những chính sách mới đây của nội các cánh hữu Hungary chủ yếu nhằm vào người xin tỵ nạn, nên trước mắt chưa có ảnh hưởng gì đặc biệt tới cộng đồng Việt, nhưng cũng khiến bầu không khí với người di dân trở nên ảm đạm.
- Tại Hungary, cộng đồng người nhập cư từ nước nào là đông nhất?
Theo những dữ liệu chính thức vào đầu năm 2015, có gần 140 ngàn người ngoại quốc cư trú dài hạn tại Hungary, chiếm 1,4% tổng số cư dân nước này. Đa số dân nhập cư đến từ các nước Châu Âu (70%), trong đó nhiều nhất là từ Romania, Ukraine, Slovakia và Đức. 22% đến từ Châu Á, trong đó nhiều nhất là Trung Quốc và Việt Nam (ước tính khoảng 5.000 người).
- Người Châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng có bị người Hungary kỳ thị không?
Người Hungary nổi tiếng là tốt bụng và hiếu khách, đặc biệt dưới thời cộng sản, giới du học sinh Việt rất được người bản xứ yêu mến và giúp đỡ tận tình. Những câu chuyện về sự cưu mang của người Hungary thời đó, tới nay vẫn được nhiều thế hệ người Việt truyền tụng.
Một phần tư thế kỷ qua, dưới ảnh hưởng của chính trị, thái độ của cư dân Hungary với người ngoại quốc có phần thay đổi, tuy không đến mức kỳ thị. Dầu sau, người Hungary cũng có xu hướng không ưa dân Ả Rập, hoặc nhiều người có thể không thích người Trung Quốc, trong số các sắc dân Châu Á.
- Trước đây, khoảng những năm 70-80 có nhiều người được Nhà nước Việt Nam cử sang Hungary học tập, nghiên cứu. Hiện giờ thì sao? Chính phủ Hungary có khuyến khích những người có bằng cấp, trình độ ở lại định cư không? Và có chính sách hỗ trợ đối tượng này không?
Hungary thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Việt từ năm 1950 và từ đó cho tới năm 1989, có hơn 4 ngàn du học sinh đã được gửi đi Hungary đào tạo ở bậc đại học. Chính phủ hai nước vẫn tự hào coi đây là cộng đồng lớn nhất trên thế giới tuy không phải gốc Hungary, nhưng lại thông thạo nền văn hóa và ngôn ngữ Hungary.
Sau khi Hungary thay đổi thể chế chính trị, quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai nước tạm ngừng trong một khoảng thời gian dài, nhưng những năm gần đây, chính phủ Hungary cấp lại 50, rồi 100 học bổng hàng năm cho du học sinh Việt Nam sang học đại học và sau đại học. Trong số các quốc gia cựu cộng sản, hiện mới chỉ có Hungary có chế độ học bổng được coi là rộng rãi và hào phóng như vậy cho Việt Nam.
Chính phủ Hungary chưa có chính sách khuyến khích người có bằng cấp hay trình độ ở lại một cách công khai. Nhưng khi cấp học bổng, họ cũng lưu ý một số ngành được coi là thế mạnh của họ, như công nghệ xử lý nước. Và không loại trừ khả năng những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc có thể được họ tạo điều kiện cho học tiếp, hoặc có nơi chốn làm việc hợp lý trong khả năng có thể.
- Người Việt Nam thường sang định cư ở Hungary theo con đường nào? Họ có những khó khăn gì khi hòa nhập vào cuộc sống ở Hungary?
Chính sách định cư của Hungary rất chặt chẽ nên người nước ngoài qua Hungary cần trải qua một khoảng thời gian cư trú với thẻ tạm cư, và chứng tỏ được thu nhập, nhà cửa, khả năng sinh sống liên tục trong nhiều năm, mới có thể xin định cư (thẻ xanh). Hai dạng thường gặp nhất là xin visa lao động và kinh doanh, ngoài ra nhiều người tìm cách sang theo đường đoàn tụ gia đình và hôn phối.
Là một quốc gia cựu cộng sản với khả năng kinh tế hạn hẹp, Hungary không có chính sách hỗ trợ gì đặc biệt cho người nhập cư, ngoại trừ nếu ai đó đã có thẻ xanh dành cho thường trú nhân, thì nhìn chung cũng được hưởng những chế độ xã hội cơ bản của người dân Hung. Những khoản trợ cấp để học tiếng và hội nhập cho người ngoại quốc như ở một số nước khác, là không có tại Hungary.
Người Việt, theo cách nhìn của cá nhân tôi, là sắc dân rất năng động, cần cù chăm chỉ và chịu khó tìm cách sống chung với người bản xứ. Đó là lý do khiến đa số dân Việt tại Hungary có cuộc sống ổn định, một số doanh nhân đạt được kết quả khả quan trong kinh doanh, con cái thế hệ thứ hai, ba được chăm lo học hành, có học lực xuất sắc ở bậc tiểu học và trung học.
Ngoài đa số làm nghề kinh doanh, cộng đồng Việt tại Hungary cũng đã có 4 giáo sư và nhiều tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, hiện giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học và học viện. Một vài thành viên cộng đồng thành đạt trong các địa hạt không "truyền thống" của người Việt, như âm nhạc, văn học, thể thao... Tuy nhiên, chưa có ai tham gia được vào đời sống xã hội và chính trị của nước sở tại.
Những khó khăn điển hình, có thể nhắc tới bất đồng ngôn ngữ (tiếng Hung được coi là thứ tiếng khó nhất thế giới), và hệ thống thuế khóa quá cao và nghiêm ngặt, khiến cuộc sống của số đông bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, nước Hung trước nay chưa phải là nước của dân nhập cư, chưa có truyền thống để người nhập cư có thể có những cương vị cao hơn trong đời sống của nước sở tại.
- Người Việt Nam định cư ở Hungary thường đánh giá cao điều gì trong xã hội nước này?
Hungary có hệ thống giáo dục và y tế rất tốt, con người nhìn chung hiền hòa, gần gũi, đất nước tươi đẹp và thu hút... Đó là những nét mà người Việt thường đánh giá cao ở Hungary. Không phải ngẫu nhiên mà không chỉ người Việt, mà những năm gần đầy đã có hàng chục ngàn người Hoa bỏ tiền mua công trái định cư của Hungary, vì nhận thấy cơ hội được tiếp cận Châu Âu thông qua một xứ sở đôn hậu và trong sạch về môi trường.
(*) Bản tin đã đăng trên RFI.
- Với chủ trương thắt chặt chính sách tiếp nhận người nhập cư của cánh hữu Hungary thì cộng đồng người Việt có bị ảnh hưởng gì không?
Thật ra chính sách nhập cư của Hungary xưa nay vẫn được coi là rất khắc nghiệt so với các quốc gia khác trong vùng Đông - Trung Âu. Xin thị thực nhập cảnh Hungary rất khó khăn, thủ tục nhiêu khê, chồng chéo. Người ngoại quốc sinh sống và làm việc tại Hungary, mỗi khi gia hạn giấy tờ cư trú, cũng phải đáp ứng nhiều yêu cầu nghiêm ngặt, và đặc biệt là những điều kiện về nhà cửa, thu nhập, thuế khóa... rất ngặt nghèo.
Những chính sách mới đây của nội các cánh hữu Hungary chủ yếu nhằm vào người xin tỵ nạn, nên trước mắt chưa có ảnh hưởng gì đặc biệt tới cộng đồng Việt, nhưng cũng khiến bầu không khí với người di dân trở nên ảm đạm.
- Tại Hungary, cộng đồng người nhập cư từ nước nào là đông nhất?
Theo những dữ liệu chính thức vào đầu năm 2015, có gần 140 ngàn người ngoại quốc cư trú dài hạn tại Hungary, chiếm 1,4% tổng số cư dân nước này. Đa số dân nhập cư đến từ các nước Châu Âu (70%), trong đó nhiều nhất là từ Romania, Ukraine, Slovakia và Đức. 22% đến từ Châu Á, trong đó nhiều nhất là Trung Quốc và Việt Nam (ước tính khoảng 5.000 người).
- Người Châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng có bị người Hungary kỳ thị không?
Người Hungary nổi tiếng là tốt bụng và hiếu khách, đặc biệt dưới thời cộng sản, giới du học sinh Việt rất được người bản xứ yêu mến và giúp đỡ tận tình. Những câu chuyện về sự cưu mang của người Hungary thời đó, tới nay vẫn được nhiều thế hệ người Việt truyền tụng.
Một phần tư thế kỷ qua, dưới ảnh hưởng của chính trị, thái độ của cư dân Hungary với người ngoại quốc có phần thay đổi, tuy không đến mức kỳ thị. Dầu sau, người Hungary cũng có xu hướng không ưa dân Ả Rập, hoặc nhiều người có thể không thích người Trung Quốc, trong số các sắc dân Châu Á.
- Trước đây, khoảng những năm 70-80 có nhiều người được Nhà nước Việt Nam cử sang Hungary học tập, nghiên cứu. Hiện giờ thì sao? Chính phủ Hungary có khuyến khích những người có bằng cấp, trình độ ở lại định cư không? Và có chính sách hỗ trợ đối tượng này không?
Hungary thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Việt từ năm 1950 và từ đó cho tới năm 1989, có hơn 4 ngàn du học sinh đã được gửi đi Hungary đào tạo ở bậc đại học. Chính phủ hai nước vẫn tự hào coi đây là cộng đồng lớn nhất trên thế giới tuy không phải gốc Hungary, nhưng lại thông thạo nền văn hóa và ngôn ngữ Hungary.
Sau khi Hungary thay đổi thể chế chính trị, quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai nước tạm ngừng trong một khoảng thời gian dài, nhưng những năm gần đây, chính phủ Hungary cấp lại 50, rồi 100 học bổng hàng năm cho du học sinh Việt Nam sang học đại học và sau đại học. Trong số các quốc gia cựu cộng sản, hiện mới chỉ có Hungary có chế độ học bổng được coi là rộng rãi và hào phóng như vậy cho Việt Nam.
Chính phủ Hungary chưa có chính sách khuyến khích người có bằng cấp hay trình độ ở lại một cách công khai. Nhưng khi cấp học bổng, họ cũng lưu ý một số ngành được coi là thế mạnh của họ, như công nghệ xử lý nước. Và không loại trừ khả năng những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc có thể được họ tạo điều kiện cho học tiếp, hoặc có nơi chốn làm việc hợp lý trong khả năng có thể.
- Người Việt Nam thường sang định cư ở Hungary theo con đường nào? Họ có những khó khăn gì khi hòa nhập vào cuộc sống ở Hungary?
Chính sách định cư của Hungary rất chặt chẽ nên người nước ngoài qua Hungary cần trải qua một khoảng thời gian cư trú với thẻ tạm cư, và chứng tỏ được thu nhập, nhà cửa, khả năng sinh sống liên tục trong nhiều năm, mới có thể xin định cư (thẻ xanh). Hai dạng thường gặp nhất là xin visa lao động và kinh doanh, ngoài ra nhiều người tìm cách sang theo đường đoàn tụ gia đình và hôn phối.
Là một quốc gia cựu cộng sản với khả năng kinh tế hạn hẹp, Hungary không có chính sách hỗ trợ gì đặc biệt cho người nhập cư, ngoại trừ nếu ai đó đã có thẻ xanh dành cho thường trú nhân, thì nhìn chung cũng được hưởng những chế độ xã hội cơ bản của người dân Hung. Những khoản trợ cấp để học tiếng và hội nhập cho người ngoại quốc như ở một số nước khác, là không có tại Hungary.
Người Việt, theo cách nhìn của cá nhân tôi, là sắc dân rất năng động, cần cù chăm chỉ và chịu khó tìm cách sống chung với người bản xứ. Đó là lý do khiến đa số dân Việt tại Hungary có cuộc sống ổn định, một số doanh nhân đạt được kết quả khả quan trong kinh doanh, con cái thế hệ thứ hai, ba được chăm lo học hành, có học lực xuất sắc ở bậc tiểu học và trung học.
Ngoài đa số làm nghề kinh doanh, cộng đồng Việt tại Hungary cũng đã có 4 giáo sư và nhiều tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, hiện giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học và học viện. Một vài thành viên cộng đồng thành đạt trong các địa hạt không "truyền thống" của người Việt, như âm nhạc, văn học, thể thao... Tuy nhiên, chưa có ai tham gia được vào đời sống xã hội và chính trị của nước sở tại.
Những khó khăn điển hình, có thể nhắc tới bất đồng ngôn ngữ (tiếng Hung được coi là thứ tiếng khó nhất thế giới), và hệ thống thuế khóa quá cao và nghiêm ngặt, khiến cuộc sống của số đông bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, nước Hung trước nay chưa phải là nước của dân nhập cư, chưa có truyền thống để người nhập cư có thể có những cương vị cao hơn trong đời sống của nước sở tại.
- Người Việt Nam định cư ở Hungary thường đánh giá cao điều gì trong xã hội nước này?
Hungary có hệ thống giáo dục và y tế rất tốt, con người nhìn chung hiền hòa, gần gũi, đất nước tươi đẹp và thu hút... Đó là những nét mà người Việt thường đánh giá cao ở Hungary. Không phải ngẫu nhiên mà không chỉ người Việt, mà những năm gần đầy đã có hàng chục ngàn người Hoa bỏ tiền mua công trái định cư của Hungary, vì nhận thấy cơ hội được tiếp cận Châu Âu thông qua một xứ sở đôn hậu và trong sạch về môi trường.
(*) Bản tin đã đăng trên RFI.