CÔNG TY VÀ CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ (3)
- Chủ nhật - 29/07/2007 06:43
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đã có một số cách thức cưỡng chế nợ, nhưng không phải lúc nào những cách này cũng hữu dụng và thường là rất chậm chạp (ví dụ, xin tòa dân sự cưỡng chế). Một số cách thức (ví dụ, dùng vũ lực) có thể hiệu qủa và nhanh chóng nhưng không hợp pháp và có thể biến chủ nợ thành tội phạm hình sự.
Tuy nhiên, có một cách thức luôn hiệu quả và nhanh chóng trong hầu hết các trường hợp, khi con nợ có khả năng nhưng không muốn trả nợ. Đó là việc tiến hành thủ tục giải thể công ty (felszámolási eljárás). Sở dĩ cách thức này hữu dụng vì gần đây, đã có những thay đổi nhằm, một mặt bênh vực vị thế của chủ nợ, mặt khác khiến bất kỳ công ty nào cũng dễ dàng trở thành đối tượng của thủ tục giải thể công ty.
Khái niệm giải thể
Trong Luật Doanh nghiệp, khái niệm giải thể nhằm nói tới tình huống khi mà công ty hoặc các thực thể pháp lý khác không trả được các khoản nợ nó mắc phải. Trong trường hợp này, chủ nợ có quyền đệ lên tòa án xin giải thể và nếu họ chứng minh được việc không có khả năng chi trả, tòa án sẽ không đếm xỉa đến các cổ đông hay giám đốc điều hành của công ty mà chỉ định một nhân viên thanh toán độc lập, có nghĩa vụ dùng tài sản của công ty để trả nợ, đóng cửa công ty và tiến hành thủ tục tố tụng hình sự nếu nhân viên này nghi ngờ rằng những cổ đông hay những người quản lý công ty đã phạm tội hình sự trong việc quản lý các vấn đề pháp lý của công ty.
Làm thế nào để dùng việc giải thể để cưỡng chế con nợ thanh toán các khoản nợ?
Từ lúc bắt đầu thủ tục giải thể tới khi toà ra quyết định cuối cùng về việc con nợ mất khả năng chi trả, chủ nợ luôn có cơ hội thương lượng với con nợ. Bởi lẽ, nếu việc mất khả năng chi trả được chứng minh theo yêu cầu của luật pháp thì tòa án sẽ tuyên bố giải thể công ty dù công ty đó có hàng tỉ tiền mặt.
Làm thế nào điều này có thể xảy ra? Nói chung, một con nợ sẽ bị coi là mất khả năng chi trả, bất kể khả năng tài chính của nó, nếu nó không thanh toán các khoản nợ đến hạn mà cũng không kháng cáo đối với các khoản nợ đó. Bởi lẽ, trước khi tiến hành thủ tục giải thể, nhân viên thanh toán luôn gửi tới con nợ thông báo ghi rõ khả năng sẽ tiến hành thủ tục giải thể.
Trong các điều kiện như trên, thực tiễn đã chứng minh điều kiện quan trọng nhất là liệu con nợ có kháng cáo đối với khoản nợ (hóa đơn) hay không, và nếu có thì khi nào. Luật cũ đã để một khoảng thời hạn khá lớn cho con nợ để kháng cáo hoá đơn của nhân viên thanh toán và bằng cách này có thể tránh việc bị giải thể. Tuy nhiên, thay đổi lớn trong Luật Phá sản năm ngoái đã thu ngắn lại khoảng thời hạn này.
So sánh với những thay đổi từ năm ngoái, những quy định mới được áp dụng từ ngày 1-7-2007 ghi rõ hơn thời hạn mà con nợ có quyền kháng cáo một hóa đơn nợ và nếu đến hạn chót không có kháng cáo hoặc thanh toán thì không còn cách nào để tránh được việc giải thể.
Theo những quy định hiện hành, một con nợ sẽ bị coi là mất khả năng chi trả, nếu
- khoản nợ dựa trên hợp đồng; và
- khoản nợ được thừa nhận hoặc không được kháng án trong vòng 15 ngày kể từ hạn chót phải trả nợ; và
- con nợ không trả nợ sau khi nhận thông báo của nhân viên thanh toán trong đó cảnh báo khả năng giải thể công ty.
Tóm lại, luật mới khiến cho vị thế của con nợ càng khó khăn hơn và những con nợ có tiền nhưng không muốn trả sẽ bị dồn vào thế không còn cách nào khác là thanh toán nợ.
Kỳ tới: Các vấn đề về thuế