CỘNG ĐỒNG VIỆT TẠI HUNGARY VÀ CUỘC TRƯNG CẦU DÂN Ý VỀ CHÍNH SÁCH TỴ NẠN
- Thứ ba - 11/10/2016 06:37
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Câu chuyện về người tỵ nạn và sự quan tâm, mối liên quan tới cộng đồng Việt tại Hungary càng mang tính thời sự khi quốc gia này, mới đây, đã tổ chức trưng cầu dân ý về chính sách tỵ nạn của Liên Âu. Chương trình “Câu chuyện Cộng đồng” của Kênh truyền hình VTV4 ngày 11-10-2016 đã có cuộc trao đổi về đề tài này, theo góc nhìn của kiều bào.
Xem bản tin tại đây.
- Là người trực tiếp quan sát diễn biến của cuộc trưng cầu dân ý về chính sách tỵ nạn của chính phủ Hungary, vậy anh thấy mức độ quan tâm của cộng đồng người Việt tại đây tới vấn đề này như thế nào?
Theo quan sát của cá nhân tôi, một bộ phận đáng kể bà con trong cộng đồng Việt Nam tại Hungary khá quan tâm tới đề tài người tỵ nạn và nhập cư, ngay từ khi làn sóng tỵ nạn gây chấn động và đặt ra những nan đề tới giờ vẫn chưa xử lý được cho Châu Âu vào cuối mùa hè năm trước.
Nhắc lại, Hungary từng là quốc gia trung chuyển của rất nhiều người tỵ nạn Trung Đông trên lộ trình truyền thống của họ từ Thổ Nhĩ Kỳ qua Hy Lạp, rồi qua các nước cộng hòa cũ của Liên bang Nam Tư, vào Hung để từ đó nhập cảnh các nước Phương Tây, đặc biệt là CHLB Đức.
Từ giữa tháng 8 năm ngoái, đã có một số lượng lớn người tỵ nạn tập trung ở Budapest, nhất là khu vực Ga phía Đông Keleti, và chính phủ Hung, thoạt đầu, không biết xử trí ra sao với họ, vì Hungary trước nay chưa phải là điểm đến của người di dân hay tỵ nạn.
Trước vấn nạn đó của Hungary, đầu tháng 9-2015, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã thực hiện chính sách mở biên giới cho người tỵ nạn Trung Đông, chủ yếu là đến từ Syria, và gần 430 ngàn người tỵ nạn đã trung chuyển qua Hungary để tới CHLB Đức theo cách đó.
Cộng đồng Việt tại Hungary, trong những tuần đầu của làn sóng tỵ nạn, bên cạnh những tranh luận sôi nổi và nhiều khi gay gắt xung quanh vấn đề di dân, đã có nhiều hành động thiết thực một cách tự phát trong việc hỗ trợ họ, như ủng hộ thực phẩm, quần áo... cho người tỵ nạn.
Có dịp chứng kiến và “mục sở thị” người tỵ nạn trong vòng vài tuần, nhiều người Việt đã tỏ ra có thiện cảm với họ. Tuy nhiên, với thời gian, ảnh hưởng của truyền thông và những sự kiện bất ổn diễn ra sau đó, dần dần thiện cảm đó vơi đi, và không ít người ủng hộ việc Hungary không tiếp nhận tỵ nạn.
- Theo như những gì anh vừa chia sẻ thì theo anh tại sao đa số bà con ta tại Hungary lại tán thành với ý kiến của người dân và chính quyền về việc bác bỏ kế hoạch phân bổ người tỵ nạn theo hạn ngạch của Liên minh Châu Âu?
Điều này theo tôi có nhiều lý do, khá phức hợp và phần nào có thể hiểu và cảm thông được.
Thứ nhất, làn sóng tỵ nạn tràn vào Châu Âu trong thời gian quá ngắn, với số lượng quá lớn, khiến các chính quyền sở tại trở tay không kịp, ắt gây ra những xáo trộn về văn hóa, tín ngưỡng, gây nên những xung đột văn hóa và truyền thống, và đó là điều không ai muốn, kể cả bà con Việt.
Thứ hai, những thông tin dồn dập trên báo chí về tình hình an ninh Châu Âu bị đe dọa nặng nề bởi chủ nghĩa khủng bố, thường được gắn liền với người tỵ nạn, không khỏi gây ác cảm với họ. Lo ngại về an ninh, bên cạnh những yếu tố dân sinh xã hội, có thể coi là lý do chính của thái độ không muốn tiếp nhận tỵ nạn.
Một lý do nữa, cũng không kém phần quan trọng, là ảnh hưởng của cung cách tuyên truyền theo xu hướng bài xích người di dân và tỵ nạn của chính quyền Hungary, được thực hiện một cách hết sức ráo riết, hàm chứa nhiều thông tin thất thiệt, theo kiểu “nửa sự thật” từ hơn 1 năm nay.
Những nguyên nhân ấy, đồng thời cũng là lý do khiến hơn 98% cử tri Hung có lá phiếu hợp lệ trong cuộc trưng cần dân ý vừa rồi đã nói “không” với dự án phân bổ người tỵ nạn theo hạn ngạch do Liên Âu chủ trương, mà trên cơ sở đó, Hungary với dân số 10 triệu người chỉ phải nhận chưa tới 1.300 người tỵ nạn trong hai năm.
- Nhìn sang một số quốc gia lân cận như Đức thì hiện nay vấn đề việc làm, chính sách trợ cấp cũng đã có những thay đổi không nhỏ trước vấn đề khủng hoảng di cư, tỵ nạn hiện nay. Vậy tại Hungary đời sống, công ăn việc làm của bà con người Việt có bị ảnh hưởng hay không thưa anh?
Trước mắt, do đại đa số người tỵ nạn chỉ chọn Hungary làm nơi trung chuyển trong hành trình qua các nước Phương Tây, số lượng người xin tỵ nạn hiện tại trong các trại ở Hung chỉ khoảng vài trăm, nên đời sống hoặc công ăn việc làm của người Việt ở Hung chưa có ảnh hưởng gì đáng kể.
Tuy nhiên, chính quyền Hungary cũng đã cảnh báo là nếu nước này phải tiếp nhận người tỵ nạn, thì một số khoản hỗ trợ xã hội sẽ bị cắt giảm. Điều này nhìn chung không nhằm vào người Việt hay gốc Việt, nhưng ít nhiều cũng gây cảm giác u ám đối với người Việt nào chăm quan sát tin tức.
Và trên hết, do Châu Âu giờ đang là một khối thống nhất, không biên giới, nhiều bà con Việt có hoạt động kinh doanh tại nước ngoài (đặc biệt là ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi tập trung rất đông người tỵ nạn và thường xuyên xảy ra khủng bố), hoặc có con cái du học tại Pháp, Đức, v.v... nên yếu tố an ninh bất ổn là điều nổi cộm nói chung, trong tâm thức của bà con.
Do đó, nỗi lo âu của bà con Việt - và bên cạnh đó, thái độ thiếu thiện cảm với dân tỵ nạn là điều dễ hiểu và có lý trong một chừng mực nào đó, cho dù, những người phải rời bỏ xứ sở, quê hương, ra đi để cứu mạng sống của mình chỉ là nạn nhân của chiến tranh, loạn lạc, chứ không có lỗi về việc các nhóm khủng bố có thể lợi dụng làn sóng tỵ nạn của họ để trà trộn, gây bất ổn...
(*) Bản tin đã phát trên VTV4.
- Là người trực tiếp quan sát diễn biến của cuộc trưng cầu dân ý về chính sách tỵ nạn của chính phủ Hungary, vậy anh thấy mức độ quan tâm của cộng đồng người Việt tại đây tới vấn đề này như thế nào?
Theo quan sát của cá nhân tôi, một bộ phận đáng kể bà con trong cộng đồng Việt Nam tại Hungary khá quan tâm tới đề tài người tỵ nạn và nhập cư, ngay từ khi làn sóng tỵ nạn gây chấn động và đặt ra những nan đề tới giờ vẫn chưa xử lý được cho Châu Âu vào cuối mùa hè năm trước.
Nhắc lại, Hungary từng là quốc gia trung chuyển của rất nhiều người tỵ nạn Trung Đông trên lộ trình truyền thống của họ từ Thổ Nhĩ Kỳ qua Hy Lạp, rồi qua các nước cộng hòa cũ của Liên bang Nam Tư, vào Hung để từ đó nhập cảnh các nước Phương Tây, đặc biệt là CHLB Đức.
Từ giữa tháng 8 năm ngoái, đã có một số lượng lớn người tỵ nạn tập trung ở Budapest, nhất là khu vực Ga phía Đông Keleti, và chính phủ Hung, thoạt đầu, không biết xử trí ra sao với họ, vì Hungary trước nay chưa phải là điểm đến của người di dân hay tỵ nạn.
Trước vấn nạn đó của Hungary, đầu tháng 9-2015, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã thực hiện chính sách mở biên giới cho người tỵ nạn Trung Đông, chủ yếu là đến từ Syria, và gần 430 ngàn người tỵ nạn đã trung chuyển qua Hungary để tới CHLB Đức theo cách đó.
Cộng đồng Việt tại Hungary, trong những tuần đầu của làn sóng tỵ nạn, bên cạnh những tranh luận sôi nổi và nhiều khi gay gắt xung quanh vấn đề di dân, đã có nhiều hành động thiết thực một cách tự phát trong việc hỗ trợ họ, như ủng hộ thực phẩm, quần áo... cho người tỵ nạn.
Có dịp chứng kiến và “mục sở thị” người tỵ nạn trong vòng vài tuần, nhiều người Việt đã tỏ ra có thiện cảm với họ. Tuy nhiên, với thời gian, ảnh hưởng của truyền thông và những sự kiện bất ổn diễn ra sau đó, dần dần thiện cảm đó vơi đi, và không ít người ủng hộ việc Hungary không tiếp nhận tỵ nạn.
- Theo như những gì anh vừa chia sẻ thì theo anh tại sao đa số bà con ta tại Hungary lại tán thành với ý kiến của người dân và chính quyền về việc bác bỏ kế hoạch phân bổ người tỵ nạn theo hạn ngạch của Liên minh Châu Âu?
Điều này theo tôi có nhiều lý do, khá phức hợp và phần nào có thể hiểu và cảm thông được.
Thứ nhất, làn sóng tỵ nạn tràn vào Châu Âu trong thời gian quá ngắn, với số lượng quá lớn, khiến các chính quyền sở tại trở tay không kịp, ắt gây ra những xáo trộn về văn hóa, tín ngưỡng, gây nên những xung đột văn hóa và truyền thống, và đó là điều không ai muốn, kể cả bà con Việt.
Thứ hai, những thông tin dồn dập trên báo chí về tình hình an ninh Châu Âu bị đe dọa nặng nề bởi chủ nghĩa khủng bố, thường được gắn liền với người tỵ nạn, không khỏi gây ác cảm với họ. Lo ngại về an ninh, bên cạnh những yếu tố dân sinh xã hội, có thể coi là lý do chính của thái độ không muốn tiếp nhận tỵ nạn.
Một lý do nữa, cũng không kém phần quan trọng, là ảnh hưởng của cung cách tuyên truyền theo xu hướng bài xích người di dân và tỵ nạn của chính quyền Hungary, được thực hiện một cách hết sức ráo riết, hàm chứa nhiều thông tin thất thiệt, theo kiểu “nửa sự thật” từ hơn 1 năm nay.
Những nguyên nhân ấy, đồng thời cũng là lý do khiến hơn 98% cử tri Hung có lá phiếu hợp lệ trong cuộc trưng cần dân ý vừa rồi đã nói “không” với dự án phân bổ người tỵ nạn theo hạn ngạch do Liên Âu chủ trương, mà trên cơ sở đó, Hungary với dân số 10 triệu người chỉ phải nhận chưa tới 1.300 người tỵ nạn trong hai năm.
- Nhìn sang một số quốc gia lân cận như Đức thì hiện nay vấn đề việc làm, chính sách trợ cấp cũng đã có những thay đổi không nhỏ trước vấn đề khủng hoảng di cư, tỵ nạn hiện nay. Vậy tại Hungary đời sống, công ăn việc làm của bà con người Việt có bị ảnh hưởng hay không thưa anh?
Trước mắt, do đại đa số người tỵ nạn chỉ chọn Hungary làm nơi trung chuyển trong hành trình qua các nước Phương Tây, số lượng người xin tỵ nạn hiện tại trong các trại ở Hung chỉ khoảng vài trăm, nên đời sống hoặc công ăn việc làm của người Việt ở Hung chưa có ảnh hưởng gì đáng kể.
Tuy nhiên, chính quyền Hungary cũng đã cảnh báo là nếu nước này phải tiếp nhận người tỵ nạn, thì một số khoản hỗ trợ xã hội sẽ bị cắt giảm. Điều này nhìn chung không nhằm vào người Việt hay gốc Việt, nhưng ít nhiều cũng gây cảm giác u ám đối với người Việt nào chăm quan sát tin tức.
Và trên hết, do Châu Âu giờ đang là một khối thống nhất, không biên giới, nhiều bà con Việt có hoạt động kinh doanh tại nước ngoài (đặc biệt là ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi tập trung rất đông người tỵ nạn và thường xuyên xảy ra khủng bố), hoặc có con cái du học tại Pháp, Đức, v.v... nên yếu tố an ninh bất ổn là điều nổi cộm nói chung, trong tâm thức của bà con.
Do đó, nỗi lo âu của bà con Việt - và bên cạnh đó, thái độ thiếu thiện cảm với dân tỵ nạn là điều dễ hiểu và có lý trong một chừng mực nào đó, cho dù, những người phải rời bỏ xứ sở, quê hương, ra đi để cứu mạng sống của mình chỉ là nạn nhân của chiến tranh, loạn lạc, chứ không có lỗi về việc các nhóm khủng bố có thể lợi dụng làn sóng tỵ nạn của họ để trà trộn, gây bất ổn...
(*) Bản tin đã phát trên VTV4.