BUỒN NHIỀU VÌ “NHỮNG ĐIỀU NGHE THẤY”...
- Thứ bảy - 01/09/2018 08:18
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Các quan chức, công chức thì lại sống nhờ các trói buộc này, vì muốn cởi trói một sợi dây thì các anh doanh nghiệp lại phải khấn vái, xin xỏ, cúng dường…, vậy làm sao cắt bỏ đây, ôi, khó vô cùng. Cắt được tý thì ai đó lại tòi ra trói thêm tý nữa...”.
Tối 30-8-2018, Hội Trí thức Việt tại Hungary tổ chức hội thảo thường kỳ (nay đã là lần thứ sáu trong vòng chưa đầy năm rưỡi kể từ khi thành lập) với khách mời chính là PGS. TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Ban Cố vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ với chủ đề “Kinh tế Việt Nam năm 2018. Xu thế và triển vọng những năm tiếp theo. (Vài nét) về hoạt động của Ban Cố vấn Kinh tế của Thủ tướng”.
Tới dự, nhìn quanh, tôi thấy có các cụ cách mạng lão thành trên 80 tuổi, các lão tiến sĩ U70, các bạn trẻ thạc sĩ, cử nhân U50 và nhiều sinh viên đang tu nghiệp tại Hung, đông đủ các thành phần.
Sau phần giới thiệu về hoạt động của Hội, điểm sáng của buổi tối rồi cũng tới: các thành viên dự hội thảo mắt sáng lên khi thấy xôi thịt quay và bánh cuốn giò chả được mang tới, các cụ nói “có thực mới vực được đạo” cũng chí lý thật.
Bụng dạ đã tươm tươm, cả phòng bắt đầu lắng nghe phần trình bày của Đại sứ Nguyễn Tiến Thức. Được biết quan hệ ngoại giao giữa Hungary và Việt Nam đang ở đỉnh cao, sẽ có những chuyến thăm của các lãnh đạo cấp cao nhất của cả hai bên và nhiều giao lưu khác. Đại sứ cũng đề cao Hội Trí thức Việt tại Hung, với tỷ lệ gần 500 người có trình độ đại học và trên đại học trong cộng đồng gần 5.000 người, đây là một con số rất đáng khâm phục, ít nước khác có được.
Có thể ai đó sẽ giận tôi, nhưng cũng phải nói thật, đội ngũ có trình độ cao và hùng mạnh tại Hung này cũng chưa làm được gì nhiều cho đất nước và cho chính cả mình, vì trong vòng 20-25 năm vừa qua tất cả các trí thức này (trong đó có tôi) phải lo làm đủ thứ nghề không liên quan tới bằng cấp, chuyên ngành của mình, bươn chải vì miếng cơm, manh áo cho bản thân và gia đình. Hoàn cảnh lịch sử nó vậy, biết làm sao?
Tới lượt khách mời chính, PGS. TS. Trần Đình Thiên đứng lên bắt đầu phần trình bày của mình. Trong bộ quần áo dạo phố đơn sơ đời thường, với chiếc bút chì và vài dòng gạch đầu đề trong cuốn vở nháp nho nhỏ, Phó Giáo sư đã có một bài nói chuyện vô cùng thu hút, thú vị pha đầy hài hước dài hơn 1,5 giờ đồng hồ mà ông đứng, nói một mạch không nghỉ, độc có hai lần uống ba hớp nước.
Ông đã phác họa cho thính giả thấy một bức tranh tương đối toàn diện về kinh tế của đất nước với con mắt của một nhà kinh tế học uyên bác nhưng thực tiễn, với góc nhìn của người trong cuộc và của bên thắng cuộc. Tôi nhớ lõm bõm được vài điểm hay, đại khái là:
- Về chỉ số tăng trưởng kinh tế: sau Đại hội 12, các nhà lãnh đạo ra quyết tâm phải có được tăng trưởng từ 6,7-7%. Nhưng các tập đoàn kinh tế nhà nước thì đang gay go, một số các “tổng” thì đã và sắp bị bắt, các vị còn lại cũng lo lắng, nên hoạt động chững lại, hời hợt, đầu tư công cũng chậm nhiều, nỗi lo không đạt được chỉ tiêu đã nêu trên rất lớn. Ấy thế mà thế nào bỗng dưng các công ty tư nhân trong nước, FDI, nhờ được cởi trói một số thủ tục, vung tay đầu tư mạnh, cuối cùng ơn giời, tỷ số tăng trưởng năm 2017 vọt gần 7% (6,81%), bất ngờ và sung sướng.
- Cởi trói thủ thục hành chính cho các doanh nghiệp: nghe ông nói, sau khi tổng kết, ta đếm được hơn 5.700 các trói buộc hành chính với các doanh nghiệp, đến người nghe như chúng tôi còn rụng rời chân tay, đừng nói gì đến Thủ tướng. Nhà nước quyết tâm cắt ít nhất 50% các sợi dây trói buộc này. Vậng ạ, nhưng các quan chức, công chức thì lại sống nhờ các trói buộc này, vì muốn cởi trói một sợi dây thì các anh doanh nghiệp lại phải khấn vái, xin xỏ, cúng dường…, vậy làm sao cắt bỏ đây, ôi, khó vô cùng. Cắt được tý thì ai đó lại tòi ra trói thêm tý nữa, loanh quanh hình như bây giờ đã cắt được 13%.
Tới dự, nhìn quanh, tôi thấy có các cụ cách mạng lão thành trên 80 tuổi, các lão tiến sĩ U70, các bạn trẻ thạc sĩ, cử nhân U50 và nhiều sinh viên đang tu nghiệp tại Hung, đông đủ các thành phần.
Sau phần giới thiệu về hoạt động của Hội, điểm sáng của buổi tối rồi cũng tới: các thành viên dự hội thảo mắt sáng lên khi thấy xôi thịt quay và bánh cuốn giò chả được mang tới, các cụ nói “có thực mới vực được đạo” cũng chí lý thật.
Bụng dạ đã tươm tươm, cả phòng bắt đầu lắng nghe phần trình bày của Đại sứ Nguyễn Tiến Thức. Được biết quan hệ ngoại giao giữa Hungary và Việt Nam đang ở đỉnh cao, sẽ có những chuyến thăm của các lãnh đạo cấp cao nhất của cả hai bên và nhiều giao lưu khác. Đại sứ cũng đề cao Hội Trí thức Việt tại Hung, với tỷ lệ gần 500 người có trình độ đại học và trên đại học trong cộng đồng gần 5.000 người, đây là một con số rất đáng khâm phục, ít nước khác có được.
Có thể ai đó sẽ giận tôi, nhưng cũng phải nói thật, đội ngũ có trình độ cao và hùng mạnh tại Hung này cũng chưa làm được gì nhiều cho đất nước và cho chính cả mình, vì trong vòng 20-25 năm vừa qua tất cả các trí thức này (trong đó có tôi) phải lo làm đủ thứ nghề không liên quan tới bằng cấp, chuyên ngành của mình, bươn chải vì miếng cơm, manh áo cho bản thân và gia đình. Hoàn cảnh lịch sử nó vậy, biết làm sao?
Tới lượt khách mời chính, PGS. TS. Trần Đình Thiên đứng lên bắt đầu phần trình bày của mình. Trong bộ quần áo dạo phố đơn sơ đời thường, với chiếc bút chì và vài dòng gạch đầu đề trong cuốn vở nháp nho nhỏ, Phó Giáo sư đã có một bài nói chuyện vô cùng thu hút, thú vị pha đầy hài hước dài hơn 1,5 giờ đồng hồ mà ông đứng, nói một mạch không nghỉ, độc có hai lần uống ba hớp nước.
Ông đã phác họa cho thính giả thấy một bức tranh tương đối toàn diện về kinh tế của đất nước với con mắt của một nhà kinh tế học uyên bác nhưng thực tiễn, với góc nhìn của người trong cuộc và của bên thắng cuộc. Tôi nhớ lõm bõm được vài điểm hay, đại khái là:
- Về chỉ số tăng trưởng kinh tế: sau Đại hội 12, các nhà lãnh đạo ra quyết tâm phải có được tăng trưởng từ 6,7-7%. Nhưng các tập đoàn kinh tế nhà nước thì đang gay go, một số các “tổng” thì đã và sắp bị bắt, các vị còn lại cũng lo lắng, nên hoạt động chững lại, hời hợt, đầu tư công cũng chậm nhiều, nỗi lo không đạt được chỉ tiêu đã nêu trên rất lớn. Ấy thế mà thế nào bỗng dưng các công ty tư nhân trong nước, FDI, nhờ được cởi trói một số thủ tục, vung tay đầu tư mạnh, cuối cùng ơn giời, tỷ số tăng trưởng năm 2017 vọt gần 7% (6,81%), bất ngờ và sung sướng.
- Cởi trói thủ thục hành chính cho các doanh nghiệp: nghe ông nói, sau khi tổng kết, ta đếm được hơn 5.700 các trói buộc hành chính với các doanh nghiệp, đến người nghe như chúng tôi còn rụng rời chân tay, đừng nói gì đến Thủ tướng. Nhà nước quyết tâm cắt ít nhất 50% các sợi dây trói buộc này. Vậng ạ, nhưng các quan chức, công chức thì lại sống nhờ các trói buộc này, vì muốn cởi trói một sợi dây thì các anh doanh nghiệp lại phải khấn vái, xin xỏ, cúng dường…, vậy làm sao cắt bỏ đây, ôi, khó vô cùng. Cắt được tý thì ai đó lại tòi ra trói thêm tý nữa, loanh quanh hình như bây giờ đã cắt được 13%.
- Giáo dục của chúng ta: chủ yếu quan tâm đầu vào, không quan trọng đầu ra, nôm na là đã được vào học rồi là cứ thế tốt nghiệp, kết quả ra sao chả quan trọng lắm. Vì vậy, ta xếp hàng xin vào học mẫu giáo, phong bì xin vào cấp một, nhờ vả xin vào cấp hai, học thêm và quà cáp vào cấp ba, đút lót xin vào đại học… rồi khi có bằng cấp rồi ta mần việc chả đâu vào đâu, bằng cấp cao vót, khả năng làm việc lẹt đẹt.
- Cách mạng 4.0: phải thú thật, tôi cũng chả biết nó là mô tê gì. Nghe ông nói, từ năm 1976, ta đã có nghị quyết làm cách mạng khoa học, kỹ thuật, nhưng trong nghị quyết lại không nhắc tới vai trò quan trọng của giai cấp công nông, thành ra bị bỏ. Hai mươi năm sau, lại quyết định làm khoa học số, một loạt các khu công nghệ cao xây lên hiện tại chủ yếu dành cho bò vào ăn cỏ. Bây giờ ta có phong trào 4.0, người giỏi nhiều vô cùng, khẩu hiệu cũng rất mạnh, nếu làm được thì thật vui, thành công sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho đất nước. Chả biết thế nào, chỉ nhìn anh Hàn Quốc, hô ít, làm nhiều, ứng dụng công nghệ cao chuân, trong vòng 30 năm mà GDP đầu người từ hơn trăm bạc lên tới 30.000 USD.
- Vấn đề đặc khu: ông không phủ nhận ông là người ủng hộ và tham gia Luật Đặc khu từ những ngày đầu, vì theo kinh nghiệm, đây là một mô hình kinh tế tốt, tiên tiến của nhiều nơi trên thế giới. Tất nhiên, ông cũng nói nôm na rằng, nếu cơ chế, luật pháp tốt thì nhiều anh tử tế, đàng hoàng sẽ vào đầu tư, còn ngược lại, một loạt thằng cơ hội, gian tà với ý tưởng đen tối sẽ xông tới. Nhưng nhìn phản ứng mạnh mẽ của người dân, các lãnh đạo cũng phải nhận ra rằng bên cạnh những lợi ích kinh tế, vấn đề chủ quyền, lãnh thổ là rất thiêng liêng, không thể bỏ qua được khi đua ra những quyết định liên quan và việc lùi Dự luật Đặc khu là hoàn toàn đúng và được nhất trí tán thành cao.
- Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Mỹ và Trung Quốc là hai đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, ta nhập từ Trung Quốc nhiều và xuất sang Mỹ lớn, như vậy khi hai tay này đánh nhau, ta cũng sẽ gặp nhiều khó khăn và phải rất sáng suốt tìm giải pháp tốt. Nghe vậy, tôi nghĩ bụng, có khi chưa nên khoái chí rung đùi cười và phán vội, rằng phen này Trung Quốc bị Mỹ nó oánh cho tan tành.
Vài dòng sơ sơ cảm nghĩ, với tư cách người nghe, xin cám ơn PGS. TS. Trần Đình Thiên những thông tin bổ ích, những ý kiến chân thành, đặc biệt cách trình bày hóm hỉnh của ông. Xin cám ơn Hội Trí thức Việt tại Hungary đã tổ chức cuộc hội thảo bổ ích.
Trong buổi tối đó, cười nhiều vì những câu pha trò vui của Phó Giáo sư, nhưng đâu đó trong sâu thẳm, vẫn buồn nhiều vì những điều nghe thấy.